Bạn đã hiểu đúng bản chất của việc mua bán quyền sử dụng đất?

Khi thực hiện mua bán quyền sử dụng đất, nhiều người lầm tưởng đó là mua bán đất đai. Trên thực tế, họ trao đổi với nhau quyền sử dụng đất. THẾ AI MỚI LÀ CHỦ SỞ HỮU ĐẤT ĐAI? Cùng Kỳ Anh tìm hiểu nhé!

Khi thực hiện mua bán quyền sử dụng đất, nhiều người lầm tưởng đó là mua bán đất đai. Trên thực tế, họ trao đổi với nhau quyền sử dụng đất. THẾ AI MỚI LÀ CHỦ SỞ HỮU ĐẤT ĐAI? Cùng Kỳ Anh tìm hiểu nhé!


Theo quy định tại Điều 12 Luật Đất Đai 2024 thì: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này."

 


Chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai nghĩa là thế nào?
Sở hữu toàn dân là hình thức sở hữu của toàn thể nhân dân đối với đất đai, trong đó quyền sở hữu được thực hiện bởi một tổ chức đại diện do nhân dân lập ra là Nhà nước.


Đặc trưng của chế độ sở hữu toàn dân là gì?


Chế độ sở hữu toàn dân có 4 đặc trưng cụ thể sau đây:


Thứ nhất, quyền sở hữu được thực hiện thông qua cơ chế đại diện nhiều tầng cấp.


Thứ hai, đất đai không thể là đối tượng của quan hệ dịch chuyển quyền sở hữu.


Thứ ba, Nhà nước phải có những chính sách và biện pháp bảo đảm cho các chủ thể có nhu cầu được tiếp cận và thực hiện quyền sử dụng đất một cách minh bạch, công bằng.


Thứ tư, có sự không thống nhất giữa chế độ pháp lý đối với đất đai và tài sản gắn liền với đất.


Như vậy, theo pháp luật nước ta, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, mà toàn dân là một thực thể trừu tượng, Nhà nước với tư cách là Nhà nước của dân, do dân, vì dân chính là chủ sở hữu cụ thể với đất đai. Còn cá nhân, tổ chức kinh tế và các chủ thể khác được trao quyền sử dụng đất.

 



THẾ THÌ BẢN CHẤT CỦA VIỆC MUA BÁN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT LÀ GÌ?


Quyền sử dụng đất có giá trị sử dụng, có giá cả nhưng không do hao phí lao động tạo ra theo cách như các hàng hoá thông thường. Giá cả của quyền sử dụng đất chịu tác động của nhiều yếu tố: giá trị của tiền, quan hệ cung cầu, đầu cơ, sự khan hiếm, tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá, gia tăng dân số…


Trong xã hội hiện đại, xuất hiện hiện tượng một bộ phận xã hội trở nên có số lượng tiền nhiều (theo quan niệm thông thường là giàu có) do mua bán quyền sử dụng đất. Bản chất của hiện tượng này là gì?


Xét về bản chất, số lượng tiền đó chính là hệ quả của việc tiền từ túi chủ thể này chuyển sang túi chủ thể khác.


Trong trường hợp như vậy tiền là phương tiện thanh toán, không phải là thước đo giá trị. Nhưng do thực tế, có nhiều tiền là có thể mua được các hàng hoá khác, nên gây ra sự ngộ nhận rằng có nhiều giá trị. Do vậy, nhiều người cho rằng đất đai cũng tạo ra giá trị. Thực tế họ chưa phân biệt được giá trị và của cải. Từng cá nhân có thể trở nên giàu có nhờ trao đổi, mua bán quyền sử dụng đất, do so sánh số tiền mà họ bỏ ra với số tiền mà họ thu được là có chênh lệch dương. Xét trên phạm vi toàn xã hội, không thể có một xã hội giàu có nếu chỉ mua bán quyền sử dụng đất.


Trích Điều 115 Bộ Luật Dân Sự 2015: “Quyền tài sản: Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.”

 


=> Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, không đòi hỏi phải có sự chuyển giao trong giao dịch dân sự. Đối với quyền tài sản là đối tượng của giao dịch dân sự phải đáp ứng được hai yêu cầu là trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao cho người khác trong giao dịch dân sự.


Kết luận: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý và trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất. Thứ hàng hoá gọi là đất đai trong giao dịch Bất Động Sản mà chúng ta nhìn thấy hằng ngày chính là QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT và nó là một loại hàng hoá đặc biệt. Không thể có một xã hội giàu có nếu chỉ mua bán quyền sử dụng đất.

Nhà Đất Phù Hợp

© 2024. Bản quyền thuộc về SgHouse

Thiết kế website bởi Rocker